Trang bị kỹ năng sống cho trẻ: Sử dụng mạng xã hội an toàn.

Một trong những vấn đề lớn nhất mà cha mẹ đang phân vân đó chính là có nên cho trẻ sử dụng mạng xã hội hay không. Bởi việc cho trẻ làm quen với các thiết bị công nghệ và dạy trẻ sử dụng mạng xã hội là việc vô cùng cần thiết và cần lựa chọn thời gian thích hợp. Vì việc ngăn cấm trẻ tiếp xúc với công nghệ đồng nghĩa với việc ngăn trẻ hiểu biết với mạng xã hội, công nghệ và các ưu điểm to lớn mà chúng mang lại. Thay vì ngăn cấm trẻ tiếp xúc với công nghệ & mạng xã hội bố mẹ có thể giúp con trang bị kỹ năng sống cần thiết khi sử dụng mạng xã hội.

1. Trang bị cho con kỹ năng bảo mật thông tin trên mạng xã hội.

Để bảo vệ con trên môi trường trực tuyến cha mẹ cũng nên bảo vệ quyền riêng tư của mình và hướng dẫn con những cách đơn giản và hiệu quả để kiểm soát thông tin cá nhân. Sử dụng mật khẩu mạnh và bảo mật hai lớp cho tài khoản trực tuyến là cách đơn giản nhất để bắt đầu kiểm soát thông tin cá nhân. Ngoài ra con nên ẩn thông tin cá nhân, không gặp gỡ người lạ trên mạng xã hội, không dùng chung passworld.

2. Quy định chung về thời gian sử dụng Internet.

Các con thường chưa quản lý được thời gian của chính mình, Vì thế cha mẹ nên cùng con lên kế hoạch thời gian sử dụng Internet. Trẻ có thể đề xuất thời gian sử dụng Internet mà bản thân muốn nhưng cần hợp lý. sau khi đã hoàn thành xong các công việc khác và đảm bảo không ảnh hưởng tới bản thân và các thành viên trong gia đình, một điều cần lưu ý việc đề ra những quy định cho con thì cha mẹ cũng cần phải là hình mẫu lý tưởng cho con. Nếu cha mẹ đưa ra những quy định chung cho con về giờ giấc thì cha mẹ cũng cần tuân thủ những luật lệ đó.

education, elementary school, learning, technology and people concept – group of school kids with tablet pc computer having fun on break in classroom

3. Dạy con có trách nhiệm trên môi trường trực tuyến.

Thay vì coi những hành vi dùng mạng xã hội trực tuyến của con là trách nhiệm của mình thì cha mẹ nên để con tự chịu trách nhiệm với hành động của con dù bất kể là môi trường mạng hay môi trường thực. Trước khi con muốn chia sẻ bất kỳ điều gì trên mạng xã hội thì cần phải suy nghĩ kỹ, liệu nội dung đó được hiểu thế nào. Trước khi đăng hãy tự hỏi bản thân mình liệu nội dung này có gây hiểu nhầm trên mạng xã hội hay không?  có mang nội dung bắt nạt hay xúc phạm người khác hay không?

4. Khuyến khích trẻ đầu tư nhiều vào các hoạt động trải nghiệm thực tế.

Bố mẹ hãy để trẻ hiểu rằng mạng xã hội là một thế giới ảo. Trẻ cũng có thể thực hiện thêm nhiều hoạt động ý nghĩa khác như tham gia hoạt động mạng xã hội. Từ đó trẻ có có thể xây dựng được các mối quan hệ lành mạnh với người khác, rèn luyện tính tự lập, có những cảm xúc trải nghiệm thú vị từ trải nghiệm thực tế.

Tại New World Academy có lớp học kỹ năng ”Phòng chống lừa đảo qua mạng” giúp trang bị cho con những kỹ năng an toàn qua mạng.

 

Bài viết liên quan
Gọi ngay
Chat với chúng tôi qua Zalo
Facebook Messenger