Trầm cảm ở trẻ em: Nguyên nhân và biểu hiện

Trầm cảm ở trẻ em là dấu hiệu của chứng rối loạn tâm trạng, thường xuyên cảm thấy buồn bã, chán nản, không niềm vui, hứng thú với với các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Chứng trầm cảm sẽ ảnh hưởng đến cảm nhận, suy nghĩ, hành xử của trẻ.

Một số rối loạn trầm cảm thường gặp ở trẻ em.

Theo nghiên cứu, chứng trầm cảm ở trẻ em so với người lớn chiếm tỉ lệ thấp hơn so với người trưởng thành. Nhưng bên cạnh đó có một số trường hợp trẻ bị áp lực về mặt tâm lý, căng thẳng từ học tập, môi trường gia đình khiến trẻ gia tăng nguy cơ bị trầm cảm. Có 3 loại trầm cảm ở trẻ em phổ biến như:

1.1 – Rối loạn trầm cảm hỗn hợp.

Rối loạn tâm trạng hỗn hợp là khiến trẻ em tâm trạng bị khó chịu liên tục và các hành vi sẽ khó kiểm soát, thông thường chứng rối loạn này thường rơi vào trẻ từ 6 – 10 tuổi.

Hiện tượng này có thể xuất phát từ sự không hài lòng, bị áp đặt trong thời gian dài dẫn đến sự phản kháng trong suy nghĩ và hành vi của trẻ. Những trẻ em mắc phải bệnh này sẽ khá tăng động, hiếu động thái hóa, có xu hướng chống đối với mọi thứ.

Các triệu chứng này có thể xuất hiện khoảng 3 lần mỗi tuần, hầu hết những biểu hiện của trẻ ở mức vô lý, không phù hợp với tình huống và hoàn cảnh. Ngoài ra, trẻ cũng sẽ dễ cáu giận, bực tức không rõ nguyên nhân.

1.2 – Rối loạn trầm cảm chủ yếu.

Rối loạn trầm cảm chủ yếu là một dạng trầm cảm kéo dài trên 2 tuần. Rối loạn trầm cảm chủ yếu xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn là sau tuổi dậy thì với một số biểu hiện:

  • Cảm thấy buồn hoặc người khác quan sát thấy nỗi buồn .
  • Trẻ sẽ mất quan tâm hoặc thích thú trong hầu hết các hoạt động (thường được thể hiện như là chán nản) giảm cân (không tăng cân như dự kiến);
  • Giảm hoặc tăng cảm giác thèm ăn;
  • Mất ngủ hoặc chứng đau nửa đầu;
  • Sự kích động hoặc chậm phát triển tâm thần;
  • Mệt mỏi hoặc mất năng lượng;
  • Giảm khả năng suy nghĩ, tập trung và lựa chọn;
  • Những suy nghĩ liên tục về cái chết (không chỉ sợ chết) hoặc ý tưởng hay kế hoạch tự tử;
  • Cảm giác vô dụng (tức là cảm thấy bị từ chối và không được yêu thương)…

1.3 – Rối loạn khí sắc. 

Tình trạng rối loạn khí sắc ở trẻ em có thể sẽ ít xuất hiện hơn đối với các loại trầm cảm khác. Thời gian kéo dài của chứng bệnh này có thể lên đến 5 năm. Người bệnh thường sẽ có triệu chứng như ù tai, đau đầu, mất ngủ, chán ăn, ăn không ngon miệng, cơ thể thường xuyên suy nhược, mệt mỏi, không thể tập trung vào công việc, học tập và luôn cảm thấy buồn bã, chán nản, khí sắc u sầu.

Dấu hiệu nhận biết trầm cảm ở trẻ. 

Các nguyên nhân dẫn đến trầm cảm ở trẻ em thường có biểu hiện:

  • Bạo lực học đường: Hiện nay tình trạng bạo lực học đường không được kiểm soát triệt để khiến cho rất nhiều trẻ em rơi vào trạng thái hoảng loạn, lo sợ, trầm cảm vì bị ức hiếp, bắt nạt khi đi học. Đa phần các trẻ sẽ có tâm lý sợ hãi muốn giấy đi và tự cố gắng chịu đựng. Ngoài ra, vì sự chủ quan không chú ý đến con cái của các bậc phụ huynh cũng sẽ khiến cho tình trạng này càng bị gia tăng.
  • Áp lực học tập: Những trẻ em chịu nhiều áp lực học tập, bị cha mẹ đặt mục tiêu quá lớn và những tác động từ phía nhà trường sẽ làm cho trẻ dễ bị trầm cảm hơn. Thông thường, phụ huynh luôn muốn con mình đạt được thành tích cao nên đã chiếm lấy toàn bộ thời gian của bé cho chuyện học hành. Điều này khiến bé chịu nhiều áp lực, đồng thời sẽ bị tự ti, xấu hổ, sợ hãi khi không đạt được thành tích đã đặt ra.
  • Bị áp đặt: Khi trẻ không được tự do phát triển, chịu nhiều sự áp lực của phụ huynh về vấn đề học tập, vui chơi, bạn bè cũng khiến cho bé bị ảnh hưởng không ít về tâm lý và hành vi. Khi tình trạng này kéo dài sẽ tạo cho bé một rào cản lớn về sự phát triển và các mối quan hệ xung quanh.
  • Các chấn thương ảnh hưởng về tâm lý: Một số chấn thương có thể ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ nhỏ như thất bại trong học tập, gia đình tan vỡ, bị lạm dụng tình dụng,…khiến cho trẻ có những suy nghĩ tiêu cực, không muốn giao lưu với mọi người.

Bài viết liên quan
Gọi ngay
Chat với chúng tôi qua Zalo
Facebook Messenger