Giáo dục trẻ về sự đồng thuận trong tình dục.

Sự đồng thuận tình dục là một trong những yếu tố mà trong cuộc trò chuyện bắt buộc phải có nó thể hiện sự tôn trọng và điều đó nên được dạy cho trẻ dù ở bất kỳ lứa tuổi nào.

Hãy dạy cho trẻ về các ranh giới.

Dạy cho trẻ biết rằng chúng cần hỏi ý kiến trước khi chạm vào người khác sẽ giúp cho trẻ có một kiến thức vô cùng chắc chắn trong việc đồng thuận về tình dục là một phần vô cùng quan trọng trong bất kỳ một mối quan hệ lành mạnh nào. Nếu cha mẹ bắt đầu dạy sớm cho trẻ về việc đồng thuận trong tình dục sẽ giúp chúng học cách thiết lập ranh giới cho bản thân đồng thời biết tôn trọng người khác.

Ví dụ: Trẻ nhỏ cần xin phép người khác trước khi bất ngờ ôm, hôn bạn cùng chơi, thậm chí là anh chị em của mình.

Tương tự bạn bè cũng nên tôn trọng ranh giới của trẻ. Nếu như trẻ không muốn thì có thể nói ”Không, cảm ơn”. Và nếu người bạn đó không tôn trọng ranh giới của trẻ thì hãy chúng có thể nhờ cậy người khác giúp đỡ. Điều quan trọng cần phải hiểu là không phải tình cảm nào , dù có thiện chí đến đâu cũng không phải lúc nào cũng được chào đón.

Tại sao nói ”Có” là một phần của đồng thuận trong tình dục?

Nhiều người nghĩ rằng khi bạn của mình không nói ”không” tức là mọi chuyện vẫn ổn là người đó vẫn đồng ý nhưng không nói ra. Đây là một điều không hề hiếm gặp, nhiều trẻ cảm thấy gặp khó khăn khi từ chối dưới áp lực cao.

Sự đồng thuận trong tình dục đơn giản là cho phép làm điều gì đó. Và nếu trong bất kỳ mối quan hệ nào dù ai đó trả lời theo bất kỳ theo cách nào khác ngoại trừ việc đồng ý rõ ràng, đó là dấu hiệu cho thấy người đó cần phải dừng lại ngay lập tức.

Cách dạy trẻ em và thanh thiếu niên về sự đồng thuận trong tình dục.

Khi thế hệ thanh niên và thiếu niên đến tuổi hẹn hò, cha mẹ có thể xây dựng trên nguyên tắc chung về sự đồng thuận tình dục, mở rộng các quan điểm của câu chuyện để có thể bao quát vấn đề một cách tốt nhất mà con cái sẽ phải đối mặt như yêu cầu gửi tin nhắn tình dục, hay áp lực với hoạt động tình dục. Tất cả trẻ em, không phân biệt giới tính cần hiểu rằng sự đồng thuận có nghĩa là cả 2 bên đều nói ”có” và cảm thấy thoải mái với những gì đang xảy ra.

Trao quyền cho trẻ nói ”không”.

Cho trẻ được quyền lựa chọn mọi thứ, từ việc chúng muốn mặc gì, đến việc chúng có ôm bà hay không, trao quyền và cho chúng chuẩn bị những công cụ cần thiết để chúng bày tỏ sự đồng ý. Theo cách tương tự, bạn có thể cho trẻ lựa chọn về cơ thể chúng.

Ví dụ: Khi trẻ có vểt thương ở bất kỳ đâu trên cơ thể. Thì hãy hỏi ý kiến trẻ rằng ” Con có muốn bố/ mẹ” bôi thuốc giúp con lên đó không hay con muốn tự bôi”?

Khi bạn cho trẻ tự lựa chọn về cơ thể thế này tức là bạn đang cho trẻ tự chủ về quyền cơ thể của mình.

Khi con lớn hơn hãy cho chúng được quyền nhiều lúc từ chối, chẳng hạn như từ chối một cuộc vui chơi, một cuộc gặp gỡ. Nói ”không, cảm ơn” không phải là dễ cần phải luyện tập. Càng trao cho con bạn nhiều cơ hội tức là bạn đang trang bị cho con bạn kỹ năng từ chối.

Dạy trẻ tình cảm được thể hiện bằng nhiều cách.

Mặc dù trang bị kỹ năng từ chối nhưng bạn cũng phải trang bị cho con cách xử lý khi bị từ chối tình cảm. Việc nhận ra một người không muốn được ôm hoặc nắm tay sẽ gây khó hiểu cho những đứa trẻ giàu tình cảm. Chúng có thể hiểu sang một ý nghĩa khác là bạn chúng không thích .

Điều quan trọng nhất là trẻ nhỏ phải biết rằng có nhiều cách để thể hiện tình cảm bên cạnh việc đụng chạm cơ thể. Chúng có thể làm một tấm thiệp, sử dụng những lời yêu thương hoặc chơi một trò chơi cùng nhau. Khuyến khích con bạn thể hiện tình cảm bằng nhiều cách.

 

 

 

 

Bài viết liên quan
Gọi ngay
Chat với chúng tôi qua Zalo
Facebook Messenger