Chắc hẳn rằng đứa trẻ nào cũng muốn cha mẹ luôn là hình mẫu lý tưởng và luôn luôn tôn trọng chúng, nhưng thật không may rằng không phải lúc nào điều đó cũng đúng. Dẫu biết rằng không phải cha mẹ không phải ai cũng hoàn hảo và sẽ có đôi lúc sai sót. Cũng giống như bạo lực gia đình, bạo lực lời nói ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần & giai đoạn trưởng thành của một đứa trẻ. Trên thực tế có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc bạo hành lời nói với trẻ em có thể gây tàn phá nặng nề về mặt cảm xúc như lạm dụng tình dục khiến chúng dễ dàng rơi vào trầm cảm bởi có nhiều tác động đến lòng tự trọng & khả năng tin tưởng.
Một đứa trẻ bị kìm nén cảm xúc quá lâu để vượt qua những ngôn từ nặng nề mà cha mẹ mang lại thì hậu quả sẽ để lại hết sức khôn lường. Là cha mẹ không phải bạn cũng muốn con mình luôn vui vẻ, tích cực hay sao? Bạn có từng mơ con mình sẽ được sống một cuộc sống hạnh phúc, vui vẻ, an nhiên không? Nếu vậy thì điều đó sẽ bắt đầu từ bạn, chính cha mẹ sẽ là một bước đêm vô cùng quan trọng thông qua cách giao tiếp hàng ngày để đứa con noi theo và tạo tự nền tảng từ đầu đời. Từ đó mỗi lúc con cần là lúc con tìm về cha mẹ của mình , khi bạn dùng những lời nói bạo hành với con thì cũng là lúc bạn không phải là nơi mà đứa trẻ lựa chọn trở về nữa.
Những dấu hiệu mà đứa trẻ đang bị bạo hành bằng lời nói là gì?
- Đánh giá thấp bản thân, luôn tự chế giễu mình bằng những lời nói tiêu cực
- Có hành vi tự hủy hoại cơ thể.
- Thường xuyên cãi nhau với bạn bè, đối xử tàn nhẫn với những đối tượng yếu hơn.
- Có hành vi chống đối xã hội
- Phát triển chậm về mặt tinh thần, gặp khó khăn trong giao tiếp.
- Thường xuyên đánh mất cảm xúc & khó kiểm soát.
Vậy cha mẹ cần làm gì để tránh bạo hành bằng lời nói?
- Nhận ra cảm xúc của bản thân
- Biết cách thông cảm với con
- Học cách nghĩ đa chiều thay vì một chiều.
- Học cách lắng nghe.